Bất ngờ: Nằm sấp giúp trẻ sơ sinh phát triển tối ưu thị giác và não bộ

Chỉ nên cho trẻ nằm sấp khi được 3 - 4 tuần tuổi
Chỉ nên cho trẻ nằm sấp khi được 3 - 4 tuần tuổi

Trẻ nằm sấp ít bị bẹp đầu, méo đầu

Cho trẻ nằm ngửa, không xoay trở đầu thường xuyên sẽ khiến đầu con có nguy cơ bị bẹp, méo nhiều hơn. Trong khi đó trẻ cho nằm sấp sẽ hạn chế được tình trạng này, đồng thời khả năng xoay đầu cũng tốt và linh hoạt hơn.

Bat ngo: Nam sap giup tre so sinh phat trien toi uu thi giac va nao bo - Anh 1

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Tâm lý chung của các mẹ, trẻ con nếu cho nằm sấp sẽ khiến trẻ khó thở, tức ngực, tức bụng khiến bé khó chịu. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nằm sấp rất tốt cho hệ tiêu hóa vì khiến nhu động ruột hoạt động tốt hơn giảm được chứng táo bón, đồng thời khi nằm sấp trẻ sẽ dùng sức nhiều để di chuyển cơ thể do đó trẻ sẽ nhanh đói và ăn ngon hơn.

Lưu ý: Chỉ tập cho bé nằm sấp khi rốn đã rụng.

Hỗ trợ khả năng vận động cho trẻ

Đối với người lớn, nằm sấp khiến chúng ta khó thở, tức bụng, tuy nhiên, với trẻ sơ sinh hoàn toàn ngược lại. Ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã được rèn luyện kỹ năng nằm sấp nhờ sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau.

Vì vậy, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thích được nằm sấp hơn nằm ngửa. Nằm sấp sẽ giúp chân tay con có thể khua khoắng, lớn hơn chút con trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay... điều này hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ sơ sinh sau 2 - 3 tuần, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp để phát triển cơ cổ, cánh tay, vai, đặc biệt là hộp sọ.

Mẹ đừng lo lắng về việc trẻ sẽ khó thở khi nằm sấp, bản năng sinh tồn tự nhiên sẽ giúp con nhanh thích ứng với tư thế này và phát triển nhanh có kỹ năng vận động sau này.

Kích thích thị giác phát triển

Khi nằm ngửa, tầm nhìn của con chỉ gói gọn ở một khoảng không nhất định. Còn khi nằm sấp tầm nhìn sẽ rộng hơn, khả năng quan sát tốt hơn do trẻ quay được nhiều hướng để nhìn giúp thị giác phát triển mạnh mẽ, đồng thời mắt nhìn cũng linh hoạt hơn.

Do đó, khi nào tập cho con nằm sấp, mẹ nhớ trang trí phòng con nhiều tranh ảnh với màu sắc sinh động, có điều kiện nên trang bị thêm những đồ chơi phát ra âm thanh nữa nhé, để kích thích thị giác và thính giác con hoạt động tốt hơn.

Não bộ phát triển tối ưu

Bị bắt phải nằm sấp, trẻ buộc phải nhổm đầu lên và tìm cách xoay người để nhìn xung quanh, nhờ đó giúp con cứng cáp hơn, sự dẫn truyền thông tin nên não trẻ tốt hơn.

Chưa kể điều này cũng làm tăng khả năng vận động giữa vai, cổ, lưng, tay, chân sẽ linh hoạt và thành thạo hơn, đây là một trong những yếu tố giúp não bộ con phát triển tốt. Ngoài ra, hoạt động tìm cách bò, trườn để với lấy đồ vật cũng rất có ý nghĩa trong việc phát triển não bộ trẻ.

Những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn cho trẻ khi nằm sấp:

Nằm sấp sai cách có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của con, trẻ khó chịu, quấy khóc, đau tay chân, tức bụng. Vì vậy, khi cho con nằm sấp mẹ cần lưu ý:

- Chỉ cho trẻ nằm sấp khi trẻ được 3 - 4 tuần tuổi sau sinh.

- Không cho trẻ nằm sấp khi vừa mới bú sữa no. Tốt nhất bố mẹ hãy đợi 1 tiếng sau khi trẻ ăn xong rồi mới cho con nằm ở tư thế này vì khi đó dạ dày của trẻ đã tiêu hóa gần hết thức ăn và trẻ sẽ không bị đau khi nằm.

- Mới đầu chỉ nên cho trẻ nằm sấp từ 1 – 2 phút, sau khi trẻ quen dần thì bố mẹ tăng thời gian nằm lên.

- Khi mới cho trẻ nằm sấp mẹ phải đỡ đầu trẻ để trẻ quen dần với việc này, tránh trẻ bị ụp mặt xuống gối, giường lâu gây ngạt thở. Tốt nhất nên tập cho con nằm sấp trên người bố hoặc mẹ trước đã.

- Khi trẻ có thể tự nằm sấp được mẹ cũng không nên lơ là, nên để trẻ trong tầm mắt 24/24 nhé

- Khi trẻ nằm sấp không nên bao tay bao chân trẻ, nên để tay chân thoáng để con trực tiếp cọ xát và cảm nhận mọi thứ thật nhất, phát triển xúc giác tốt hơn.


Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại